Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015
Có cần phiếu lý lịch tư pháp khi xin cấp giấy phép lao động?
Tôi đang làm việc trong một công ty liên doanh tại Bình Dương. Hiện nay, ở công ty tôi đang làm việc, có một số người nước ngoài đang làm thủ tục xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tôi xin hỏi Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, trong hồ sơ cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần phải có Phiếu lý lịch tư pháp không?
Trả lời có tính chất tham khảo
- Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP, thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động phải có ''văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài có giá trị trong thời hạn 06 tháng, tính đến thời điểm nộp hồ sơ“.
- Tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP như sau:
''a) Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì phải có Phiếu lý lịch tư pháp do Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cấp hoặc trường hợp đang cư trú tại Việt Nam phải có Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp và văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
b) Trường hợp người lao động nước ngoài chưa từng cư trú tại Việt Nam thì phải có văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp''.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể (đã cư trú tại Việt Nam, đang cư trú tại Việt Nam hoặc chưa từng cư trú tại Việt Nam), người lao động nước ngoài sẽ phải có Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp), văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp
Đối với người lao động lần đầu xin giấy phép lao động, hồ sơ xin cấp giấy phép lao động gồm:
1.1.1 Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam (Mẫu 4)
1.1.2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động nước ngoài, gồm:
- Phiếu đăng ký dự tuyển lao động (Mẫu 1) hoặc văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc (đối với trường hợp di chuyển nội bộ doanh nghiệp) hoặc hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài về việc thỏa thuận người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam (đối với trường hợp làm việc theo các loại hợp đồng không phải là hợp đồng lao động).
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú trước khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 06 tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố của Việt Nam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp;
- Bản Lý lịch tự thuật của người nước ngoài có dán ảnh màu (Mẫu 2).
- Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài. Trường hợp người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam thì Giấy chứng nhận sức khỏe do bệnh viện từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp (có giá trị trong thời hạn 06 tháng).
- Bản sao chứng chỉ về trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động, bao gồm: bằng tốt nghiệp đại học, thạc sỹ, tiến sỹ hoặc giấy chứng nhận về trình độ chuyên môn, tay nghề và trình độ quản lý với thời gian làm việc trên 05 năm được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận.
- 03 (ba) ảnh màu 3x4cm (ảnh chụp không quá 06 tháng)
* Lưu ý: Đối với người nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động không cần phải có Phiếu đăng ký dự tuyển lao động mà thay vào đó là văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó nêu rõ thời gian người nước ngoài đã tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp nước ngoài cử sang.
1.2. Đối với người nước ngoài đã được cấp
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)